Sức Mạnh từ Việc Các Tín Hữu và Những Người Truyền Giáo Cùng Làm Việc Với Nhau

benjamin

Năm ngoái, tôi đã dự một bữa tiệc tối của các vị lãnh đạo giáo khu và phái bộ truyền giáo. Sau phần ban phước thức ăn và khi chúng tôi bắt đầu ăn, chúng tôi phát hiện ra rằng mỗi người chỉ được cho một chiếc đũa để làm dụng cụ cho bữa ăn. Vì nóng lòng để nếm thử thức ăn đã được chuẩn bị thật đẹp mắt, chúng tôi đã yêu cầu người chủ tiệc cho những chiếc đũa còn lại nhưng được cho biết rằng chúng tôi phải ăn với những gì mà mình được cung cấp. Sau khi loay hoay với đồ ăn của mình trong sự thất vọng cho một lúc, chúng tôi cuối cùng cũng được cho chiếc đũa còn lại để thưởng thức bữa ăn của mình. Trong suốt buổi tối đó, chúng tôi đã có một cuộc thảo luận đầy soi dẫn, cũng giống như việc ăn với những chiếc đũa, về cách mà kế hoạch cứu rỗi được thực hiện một cách hiệu quả hơn khi các tín hữu và những người truyền giáo toàn thời gian cùng với nhau như là một công cụ hợp nhất trong tay của Chúa.

Cũng giống như việc một vài người trong chúng ta có thể không biết cách sử dụng những chiếc đũa, thì những lối thực hành xưa cũ, những truyền thống hoặc sự thiếu kinh nghiệm có thể ngăn cản các tín hữu và những người truyền giáo toàn thời gian cùng làm việc với nhau một cách đồng đều trong công việc cứu rỗi. May thay, không bao giờ là quá sớm hoặc quá trễ để thay đổi. Chủ Tịch Thomas S. Monson đã tuyên bố: “Bây giờ là thời gian cho các tín hữu và những người truyền giáo cùng đến với nhau, cùng làm việc với nhau, phải lao nhọc trong vườn nho của Chúa để đem loài người về cùng Ngài. Ngài đã chuẩn bị các phương tiện cho chúng ta để chia sẻ phúc âm trong vô số cách thức, và Ngài sẽ giúp chúng ta nếu chúng ta chịu hành động trong đức tin để làm tròn công việc của Ngài.” 1 Chúng ta được ban phước với những tấm gương trong thánh thư đã dạy chúng ta cách để thực hiện điều này.

Một tấm gương được tìm thấy trong Sách Mặc Môn. Người truyền giáo vĩ đại, Am Môn, đã hy sinh nhiều để cống hiến cuộc đời mình cho việc thuyết giảng phúc âm đến dân La Man. Ông đã chia sẻ phúc âm qua những hành động kiên định của tình yêu thương và sự phục vụ mà dẫn đến nhiều sự cải đạo lâu dài. Chúa cũng đã gửi những người khác đến để giúp Am Môn. Trong An Ma 19:16-28, chúng ta biết đến A Bích, một tín đồ và là một người La Man mà chưa bao giờ chia sẻ những điều tin tưởng của bà với bất kỳ ai trước đây. Sau khi chứng kiến những kinh nghiệm thuộc linh của Am Môn và gia quyến của Vua La Mô Ni, bà đã hành động theo một sự thúc giục để mời những người khác đến và xem và “chạy từ nhà này qua nhà khác để báo tin cho dân chúng biết.” 2 Khi A Bích nhận ra rằng Am Môn và những người ông đang giảng dạy cần sự trợ giúp, chính bà đã giúp đỡ họ. Bằng việc nhạy cảm với những sự thúc giục, A Bích đã đóng vai trò quan trọng trong sự cải đạo của nhiều người trong dân của bà. Như A Bích, mỗi người chúng ta có thể tìm kiếm những thúc giục bằng cách suy ngẫm những câu hỏi sau đây:

-          Những người xung quanh chúng ta có biết sự cải đạo theo Chúa của chúng ta không?

-          Chúng ta có nhận ra quyền năng của Thượng Đế trong cuộc sống hằng ngày của mình và tìm kiếm cơ hội để chia sẻ những kinh nghiệm đó với những người khác không?

-          Làm thế nào chúng ta giúp đỡ những người khác nhận ra quyền năng của Thượng Đế trong cuộc sống của họ?

-          Làm thế nào chúng ta có thể đóng vai trò chủ động và cá nhân hơn để giúp nâng đỡ những người truyền giáo và những người họ giảng dạy?

Chúng ta cũng nên hành động ngay theo những ấn tượng chúng ta nhận được.

Gần đây, tôi đã đến thăm một người thanh niên trẻ tuổi đang phục vụ với tư cách là một người truyền giáo ở tiểu giáo khu. Anh ấy đã chia sẻ với tôi cách mà các tín hữu trong tiểu giáo khu của mình và những người truyền giáo toàn thời gian được chỉ định để phục vụ ở đó đã làm biến đổi một nơi mà trong lịch sử là một khu vực không hiệu quả cho công việc truyền giáo thành một nơi mà bây giờ có đầy hoạt động, sự hăng hái và sự cải đạo. Anh ấy đã mô tả cách mà những người truyền giáo đã dành ra một vài tháng để phục vụ các tín hữu bằng những hành động đơn giản của sự tử tế, chia sẻ những tài năng của họ và thiết lập sự tin cậy qua việc làm siêng năng và cần cù. Anh ấy cũng nói thêm về việc làm thế nào mà các tín hữu cảm động trước tấm gương và tinh thần của những người truyền giáo nên đã phát triển tình yêu thương và sự tôn trọng đối với họ. Được xây dựng trên nền tảng của tình yêu thương và sự tin cậy, những người truyền giáo đã mời các tín hữu hỗ trợ trong việc kết tình thân hữu và giảng dạy những người tầm đạo và các tín hữu bắt đầu mời những người truyền giáo vào nhà của họ, cho việc giảng dạy tại gia và thăm viếng các tín hữu kém tích cực và những gia đình mà chỉ có một vài người là tín hữu trong tiểu giáo khu. Đều đặn, những hoạt động thân thiện dành cho những người không phải là tín hữu được hoạch định và một sự giáo hóa về việc mời bạn bè và người quen đến đã được thiết lập.

Là một người cha của một trong những người truyền giáo trong câu chuyện này, tôi biết ơn cho sự tử tế và hành động của các tín hữu ở đó và ở mọi nơi, những người mà làm việc cùng với những người truyền giáo. Tôi biết ơn con trai của mình và mỗi một người truyền giáo toàn thời gian khác đang phục vụ cần mẫn với đức tin cùng tình yêu thương. Tôi biết ơn Cha Thiên Thượng và Đấng Cứu Rỗi của tôi về cơ hội để làm việc cùng những người truyền giáo và các tín hữu trong công việc cứu rỗi. Tôi có đức tin tuyệt đối rằng khi chúng ta cố gắng cùng nhau làm việc với tư cách là các tín hữu và những người truyền giáo, công việc vĩ đại này sẽ tiếp tục làm thay đổi những cuộc sống theo hướng tốt đẹp hơn.

Chú thích: Anh Cả Benjamin Tai


GHI CHÚ

 Thomas S. Monson, “Xin Chào Mừng Các Anh Chị Em Đến Tham Gia Đại Hội,” Liahona, Tháng Mười Một năm 2013, trang 4.

2 An Ma 19:17