Lịch Sử Hình Thành và Phát Triển của Giáo Hội tại Việt Nam


Thượng Đế là Cha Thiên Thượng thật sự của chúng ta. Ngài yêu thương chúng ta. Mỗi người trên thế gian là con cái của Thượng Đế và là một thành viên trong gia đình của Ngài. Chúa Giê Su Ky Tô, Vị Nam Tử của Thượng Đế, là Đấng Cứu Rỗi và Cứu Chuộc của chúng ta. (Đọc thêm về kế hoạch cứu rỗi của Thượng Đế.)

Cha Thiên Thượng đầy lòng nhân từ của chúng ta đã giao tiếp với các con cái của Ngài trong suốt lịch sử thời Kinh Thánh bằng cách mặc khải phúc âm của Ngài cho các vị tiên tri. Buồn thay, nhiều người đã chối bỏ phúc âm đó; ngay cả một số người đã chấp nhận phúc âm lại sửa đổi các giáo lý và giáo lễ của phúc âm, và do đó dẫn dắt nhiều người sa vào vòng vô tín ngưỡng và bội giáo. 

Cha Thiên Thượng của chúng ta đã gửi Con Trai Yêu Dấu của Ngài, Chúa Giê Su Ky Tô, đến thế gian. Chúa Giê Su Ky Tô đã thực hiện những phép lạ và giảng dạy phúc âm của Ngài. Trong thời gian ở trên thế gian này, Chúa Giê Su Ky Tô đã thiết lập Giáo Hội của Ngài, kêu gọi mười hai vị sứ đồ và ban quyền năng cho họ. Chúa Giê Su Ky Tô đã hoàn thành Sự Chuộc Tội và đã phục sinh. 

Sau cái chết của Chúa Giê Su Ky Tô, những người tà ác ngược đãi các vi sứ đồ và giết chết họ. Sau khi các vị sứ đồ bị giết, thẩm quyền chức tư tế bị mất khỏi thế gian. Không có các vị tiên tri, các vị sứ đồ và sự mặc khải cùng tính đúng đắn của giáo lý và các giáo lễ bị mất và biến đổi qua thời gian. 


Bắt đầu với Khải Tượng Thứ Nhất, Thượng Đế một lần nữa đã giao tiếp với các con cái của Ngài trong tình yêu thương. Ngài đã phục hồi phúc âm của Chúa Giê Su Ky Tô và thẩm quyền chức tư tế, và tổ chức Giáo Hội của Ngài trên thế gian qua Tiên Tri Joseph Smith. Sách Mặc Môn là bằng chứng đầy sức thuyết phục về Sự Phục Hồi này.

Theo lời phán của Chúa từ xưa, những tin hữu trong Giáo Hội của Ngài 'đi khắp thế gian, giảng Tin Lành cho mọi người' (Mác 16:15).


Lịch sử của Giáo Hội Các Thánh Hữu Ngày Sau của Chúa Giê Su Ky Tô tại Việt Nam trải qua các thời kỳ.

Năm 1960, Giáo Hội Các Thánh Hữu Ngày Sau của Chúa Giê Su Ky Tô bắt đầu có mặt ở Việt Nam.

Ngày 03 tháng 02 năm 1963, đã có 2 người phụ nữ đầu tiên chịu phép báp têm (hay còn gọi là lễ rửa tội) tại thành phố Hồ Chí Minh (Sài Gòn cũ).