Nuôi Dạy Con Cái Đặt Đấng Ky Tô Làm Trọng Tâm trong Cuộc Sống của Chúng

Nuôi Dạy Con Cái Đặt Đấng Ky Tô Làm Trọng Tâm trong Cuộc Sống của Chúng

Tôi tán trợ Đệ Nhất Chủ Tịch Đoàn và Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ là các vị tiên tri, tiên kiến và mặc khải. Tôi làm chứng rằng họ được Thượng Đế kêu gọi. Cuốn sách “Giảng Dạy theo Cách của Đấng Cứu Rỗi” đã được mặc khải cho họ để giúp chuẩn bị cho các bậc cha mẹ và những người giám hộ của mỗi gia đình học cách nuôi dạy con cái đặt Đấng Ky Tô làm trọng tâm trong nhà của chúng.

Chủ Tịch Henry B. Eyring nói: “Nghĩa vụ của chức tư tế của chúng ta là đặt gia đình mình và gia đình của những người xung quanh làm trọng tâm của mối quan tâm của chúng ta.1

Nghĩa vụ của chức tư tế của chúng ta là đặt gia đình mình và gia đình của những người xung quanh làm trọng tâm của mối quan tâm của chúng ta.

Tôi khuyến khích tất cả những người nắm giữ chức tư tế nên hiểu rằng “mỗi nỗ lực của chức tư tế và mỗi giáo lễ của chức tư tế là nhằm giúp con cái của Cha Thiên Thượng được thay đổi nhờ vào Sự Chuộc Tội của Chúa Giê Su Ky Tô để trở thành những người trong các đơn vị gia đình hoàn hảo. Sau đó “công việc trọng đại của mỗi người là tin theo phúc âm, tuân giữ các lệnh truyền, và tạo ra cùng hoàn thiện một đơn vị gia đình vĩnh cửu.2

mỗi nỗ lực của chức tư tế và mỗi giáo lễ của chức tư tế là nhằm giúp con cái của Cha Thiên Thượng được thay đổi nhờ vào Sự Chuộc Tội của Chúa Giê Su Ky Tô để trở thành những người trong các đơn vị gia đình hoàn hảo. Sau đó “công việc trọng đại của mỗi người là tin theo phúc âm, tuân giữ các lệnh truyền, và tạo ra cùng hoàn thiện một đơn vị gia đình vĩnh cửu.

Tôi tôn trọng và kính trọng các cá nhân với các gia cảnh, môi trường và điều kiện sống khác nhau. Với cùng một đức tin nơi Chúa Giê Su Ky Tô, chúng ta được dạy phải nuôi dạy con cái trong nhà của mình bằng đức tin - bằng cách dạy dỗ chúng theo Cách của Đấng Cứu Rỗi.

  •  Thương yêu con cái mà chúng ta nuôi dạy: Có thể có những lúc mà con cái chúng ta không vâng lời và không muốn tuân theo hoặc thậm chí còn bỏ qua những lời dạy của Đấng Ky Tô. Là các bậc cha mẹ và những người giám hộ, chúng ta để cho lòng mình tràn đầy tình yêu thương của Đấng Ky Tô và tìm mọi cách có thể được để giúp con cái mình học hỏi về Đấng Ky Tô và đến cùng Ngài. Tình yêu thương nên là nguyên nhân và nhằm khuyến khích cho sự giảng dạy của chúng ta.3 Chúng ta có thể học được điều này từ điều mà vị tiên tri Lê Hi đã dạy cho con cái của ông trong Sách Mặc Môn 4 và cũng từ truyện ngụ ngôn về người con trai hoang phí trong Kinh Tân Ước.5
pictures-of-jesus-with-a-child-1127679-print.jpg

Tình yêu thương [giống như Đấng Ky Tô] nên là nguyên nhân và nhằm khuyến khích cho sự giảng dạy của chúng ta.

Tình yêu thương [giống như Đấng Ky Tô] nên là nguyên nhân và nhằm khuyến khích cho sự giảng dạy của chúng ta.
  • Dạy con cái của mình qua Thánh Linh: “Chỉ qua Đức Thánh Linh chúng ta mới có thể đạt được mục tiêu tột bậc của việc giảng dạy phúc âm - để xây đắp đức tin nơi Chúa Giê Su Ky Tô và giúp đỡ [con cái chúng ta] trở nên giống như Ngài hơn. Đức Thánh Linh làm chứng về lẽ thật, Ngài làm chứng về Đấng Ky Tô, và Ngài thay đổi tâm hồn.” 6 Với tư cách là các bậc cha mẹ và những người giám hộ chúng ta có thể là công cụ trong tay Thượng Đế để giúp con cái chúng ta học hỏi bằng Thánh Linh và giúp mời ảnh hưởng của Thánh Linh vào cuộc sống của họ. Cách tốt nhất là hướng dẫn con cái của chúng ta trong lời cầu nguyện hàng ngày và học hỏi thánh thư kể cả tạp chí Liahona.
  • Dạy giáo lý của Đấng Ky Tô cho con cái chúng ta: Chúng ta khuyến khích con cái mình học hỏi về Đấng Ky Tô và giáo lý của Ngài. Chúng ta dạy chúng biết rằng: “Loài người phải tuân theo Đấng Ky Tô, chịu phép báp têm, tiếp nhận Đức Thánh Linh và kiên trì đến cùng để được cứu.”7 Các bậc cha mẹ và những người giám hộ cũng giúp con cái của họ có thể thầm nói trong lòng như Nê Phi đã nói trong Sách Mặc Môn: “Vì tâm hồn tôi vui thích sự minh bạch; vì theo cách thức đó mà Đức Chúa Trời làm việc giữa con cái loài người.” 8 Họ cũng soi dẫn cho con cái họ biết rằng cuộc sống vĩnh cửu sẽ đến với tất cả những ai tuân giữ các lệnh truyền của Chúa sau khi nhận phép báp têm. 
  • Mời con cái chúng ta chuyên cần học hỏi: Câu “Phương pháp tốt nhất là học đi đôi với hành” đã trở thành đúng trong cuộc sống cá nhân của tôi. Các bậc cha mẹ và những người giám hộ tận tâm không hài lòng khi con cái của họ chỉ lắng nghe điều họ phải nói, nhưng họ sẽ chuyên cần hành động với đức tin. Khi giảng dạy cho con em mình, chúng ta tự hỏi “Con cái chúng ta sẽ làm gì để học hỏi?” Và “làm thế nào chúng ta soi dẫn con cái mình để hành động?” 9 Aristotle có lần đã nói: “Đối với những điều chúng ta phải học trước khi có thể làm thì chúng ta học bằng cách làm những điều đó.”10 Tôi biết rằng tất cả chúng ta đang cố gắng hướng tới sự cứu rỗi cá nhân và được sống với nhau mãi mãi là gia đình vĩnh cửu. Chúng ta tiếp tục dạy cho con cái mình phải siêng năng học hỏi như là “Một người học hỏi suốt đời là người chiến thắng suốt đời.”11. Các bậc cha mẹ và những người giám hộ nên luôn luôn nhớ rằng chúng ta giảng dạy những gì mình làm theo khi giảng dạy bằng tấm gương. Miễn là chúng ta sống theo phúc âm và tuân theo Chúa Giê Su Ky Tô, thì con cái chúng ta sẽ học hỏi từ chúng ta. “Con cái học hỏi bất cứ điều gì và tất cả mọi thứ chúng trông thấy. Chúng học hỏi ở bất cứ nơi nào chúng đang ở chứ không phải chỉ ở những nơi học tập đặc biệt mà thôi.” 12 Anh Cả David A. Bednar thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ đã chia sẻ câu tục ngữ quen thuộc này: “Đưa một con cá cho một người là nuôi người đó một bữa ăn. Dạy một người cách câu cá là nuôi sống người đó suốt đời.” Rồi ông dạy: “Là cha mẹ và ... anh chị em và tôi không ở trong ngành kinh doanh phân phối cá, thay vì thế công việc của chúng ta là giúp [con cái chúng ta] học cách ‘câu cá’ và trở nên bền bỉ về phần thuộc linh.” 13

Anh chị em thân mến, tôi làm chứng rằng cách tốt nhất để giữ cho con cái chúng ta ở trên con đường thẳng và hẹp là bằng cách nâng chúng lên với tư cách là con cái biết đặt Đấng Ky Tô làm trọng tâm trong cuộc sống của chúng. Chúng ta giúp đỡ bằng cách soi dẫn và mời chúng biến tất cả những gì chúng đã học được thành hành động để liên tục cải thiện suốt đời. Và như vậy, tôi xin để lại phước lành và chứng ngôn của tôi với anh chị em trong thánh danh của Đấng Cứu Rỗi Chúa Giê Su Ky Tô, A Men.■ 

_____________________________          
GHI CHÚ
1 Henry B. Eyring, “Gia Đình Vĩnh Cửu,” Ensign, tháng Năm năm 2016, 82; sự nhấn mạnh được thêm vào.
2 Henry B. Eyring, “Gia Đình Vĩnh Cửu,” Ensign, tháng Năm năm 2016, 81; sự nhấn mạnh được thêm vào.
3 Xin xem Giảng Dạy theo Cách của Đấng Cứu Rỗi (2016), 6; xin xem thêm https://www.lds.org/manual/teaching-in-the-saviors-way/part-1-love-those-you-teach/love-those-you-teach?lang=eng. 
4 Xin xem 1 Nê Phi 8:11-38.
5 Xin xem Lu Ca 15:1-32.
6 Giảng Dạy theo Cách của Đấng Cứu Rỗi (2016), 10; xin xem thêm https://www.lds.org/manual/teaching-in-the-saviors-way/part-2-teach-by-the-spirit/teach-by-the-spirit?lang=eng.
7 Xin xem 2 Nê Phi 32.
8 2 Nê Phi 31:3.
9 Xin xem Giảng Dạy theo Cách của Đấng Cứu Rỗi (2016), 29; xin xem https://www.lds.org/manual/teaching-in-the-saviors-way/part-4-invite-diligent-learning/invite-diligent-learning?lang=eng. 
10 Để có ví dụ, xin xem, Aristotle / Quotes, https://www.google.com.hk/?gfe_rd=cr&ei=OcfWV5bEAYWomQXw1IqoAw#q=aristotle+quotes; xin xem thêm http://www.ranker.com/list/a-list-of-famous-aristotle-quotes/reference?&var=7.
11 Xin xem Matshona Dhliwayo; xin xem thêm https://www.goodreads.com/author/quotes/7978664.Matshona_Dhliwayo.
12 Xin xem John Holt, Learning All The Time (A1989/SP90), ; xin xem thêm https://drive.google.com/file/d/0B1x32m7Z7rncQ3JiNVRaVmNaLVk/view.
13 Giảng Dạy theo Cách của Đấng Cứu Rỗi (2016), 29; xin xem thêm https://www.lds.org/manual/teaching-in-the-saviors-way/part-4-invite-diligent-learning/invite-diligent-learning?lang=eng.