Các Thánh Hữu Ngày Sau Tham Gia vào Các Nỗ Lực Cứu Trợ Toàn Cầutrong Đại Dịch COVID-19 

Các Thánh Hữu Ngày Sau Tham Gia vào Các Nỗ Lực Cứu Trợ Toàn Cầu trong Đại Dịch COVID-19

Đệ Nhất Chủ Tịch Đoàn của Giáo Hội Các Thánh Hữu Ngày Sau của Chúa Giê Su Ky Tô đã thông báo một nỗ lực toàn cầu hiện tại để đối phó với đại dịch COVID-19. Trong số nhiều dự án đang được triển khai, các nguồn lực và tình nguyện viên của Giáo Hội đang được huy động để giúp làm khẩu trang và các thiết bị bảo hộ khác cấp thiết cho các nhân viên y tế tuyến đầu.

 

Trong bức thư được gửi ra vào thứ Ba ngày 14 tháng Tư năm 2020, Đệ Nhất Chủ Tịch Đoàn đã nói: “Chúng tôi biết rằng Thượng Đế sẽ lắng nghe và đáp ứng những lời cầu nguyện của chúng ta. Chúng ta đã được dạy phải biết ‘thiết tha nhiệt thành’ trong việc giảm bớt đau khổ và chăm sóc những người cần giúp đỡ (xin xem Giáo Lý và Giao Ước 58:27).

 

Họ nói thêm: “Đến nay, chúng tôi đã phê duyệt hơn 110 dự án cứu trợ trong đại dịch COVID-19 tại 57 quốc gia. Hầu hết trong số này được thực hiện với các đối tác đáng tin cậy từ các cơ quan nhân đạo, bộ y tế và bệnh viện, cho phép chúng tôi sử dụng nguồn lực của mình—bao gồm thực phẩm, đồ dùng vệ sinh, thiết bị bảo hộ cá nhân, thiết bị y tế, tiền mặt và các mặt hàng khác—ở những nơi chúng có thể phát huy tác dụng tốt nhất.”

 

Ví dụ, các cơ sở may mặc Beehive Clothing của Giáo Hội ở Brazil, Mexico, Paraguay, Philippines và Utah sẽ tạm thời chuyển hoạt động từ sản xuất quần áo cho mục đích tôn giáo sang may khẩu trang (tất cả các địa điểm) và đồ bảo hộ (chỉ ở Utah) cần thiết cho những người ở lĩnh vực y tế.

 

Chị Sharon Eubank, chủ tịch của Hội Từ Thiện Thánh Hữu Ngày Sau, cũng là thành viên trong chủ tịch đoàn trung ương Hội Phụ Nữ đã nói: “Chúng tôi đang cố gắng để làm việc với các lãnh đạo chính phủ [và] cộng đồng, tìm hiểu nhu cầu của họ và đáp ứng. Chúng tôi đã động viên Hội Phụ Nữvà gia đình họ để giúp đỡ trong một số dự án.”

 

Chị Eubank nói thêm: “Hội Từ Thiện Thánh Hữu Ngày Sau rất may mắn bởi vì chúng tôi có các đối tác phụ giúp, cho dù có phải là đại dịch hay không. Chúng tôi đã có mối quan hệ đáng tin cậy theo thời gian. Vì vậy, khi có đại dịch, chúng tôi không cần bắt đầu từ đầu. Chúng tôi biết chính xác làm thế nào để giúp đỡ lẫn nhau.”

 

Tại Campuchia và Việt Nam, Giáo Hội đã hợp tác với chính quyền địa phương trong việc cung cấp khẩu trang và đồ tiếp tế khẩn cấp, mang lại lợi ích cho gần 15 triệu người.

 

Bức thư của Đệ Nhất Chủ Tịch Đoàn đã nêu ra: “Chúng tôi mời gọi những tín hữu của mình tham gia vào các dự án này và các dự án cứu trợ khác trong khu vực và cộng đồng của họ khi có cơ hội, và khi có các chỉ thị của chính quyền địa phương và hoàn cảnh cá nhân cho phép.”