Ngài Hằng Sống - Nên Chúng Ta Sẽ Sống

Funk

Khi đang tham quan một phái bộ truyền giáo vào cuối năm ngoái, một buổi tối thứ Tư, tôi đã gặp cha mẹ trung tín của một người truyền giáo mà mới đi phục vụ trong phái bộ truyền giáo đó. Vào ngày thứ Sáu, tôi đã gặp người truyền giáo trẻ ấy. Anh ấy được sinh ra trong giao ước và được nuôi nấng trong Giáo Hội bởi người cha, người mẹ tốt đó. Sáng sớm ngày thứ Bảy, vị chủ tịch phái bộ truyền giáo báo cho tôi biết rằng người cha đã qua đời, và người mẹ bị thương nguy kịch, trong một vụ tai nạn ô tô đêm hôm trước.

 

Với sự cho phép của Chủ Tịch Đoàn Giáo Vùng, vị chủ tịch phái bộ đã sắp xếp cho anh cả trẻ tuổi này và người bạn đồng hành tham dự lễ tang của người cha vào cuối ngày thứ Bảy. Khi chuyến đi đang được sắp xếp và trong khi vẫn đang đối mặt với tin tức bi thương, anh cả trẻ tuổi này nói: “Tôi muốn là một người truyền giáo; tôi có thể quay lại với công việc không?” Câu hỏi và những hành động theo sau nói lên ước muốn và quyết định của anh ấy để tiến bước trong đức tin và tiếp tục sự phục vụ của mình. Đối với anh ấy, với đức tin nơi sự phục sinh và các giáo lễ gắn bó trong đền thờ, cái chết của người cha không phải là sự kết thúc, mặc dù đó là một điều khó có thể chịu đựng nổi với bất kỳ người trẻ tuổi nào. Anh ấy biết rằng cha của mình vẫn ổn và bất kể điều gì xảy ra với người mẹ thì gia đình họ vẫn có thể ở cùng nhau lần nữa. Sau đám tang, anh ấy lập tức trở lại với công việc truyền giáo của mình và phục vụ với đức tin và niềm hy vọng được tìm thấy trong những thông điệp về phúc âm phục hồi mà anh ấy giảng dạy hằng ngày.

 

Mỗi chúng ta có thể hỏi, tôi có thật sự tin vào sự phục sinh không? Khi đối mặt với cái chết của người mà tôi yêu thương, tôi sẽ cảm thấy vô vọng hay hy vọng? Tôi sẽ tiến bước với đức tin vững chắc nơi Đấng Ky Tô không? Tôi sẽ cảm thấy như Gia Cốp, là người đã nói: “Ôi, vĩ đại thay tấm lòng nhân từ của Thượng Đế chúng ta, Ngài đã sửa soạn con đường cho chúng ta tránh được sự vồ chụp của con yêu quỷ ghê gớm ấy; phải, con yêu quỷ ấy là sự chết và ngục giới mà tôi gọi là cái chết thể xác, và cũng là cái chết linh hồn nữa.”(1)

 

Nằm trong số những từ ngữ vui mừng và quan trọng nhất trong thánh thư là những từ được nói ra bởi vị thiên sứ nơi ngôi mộ trống: “Ngài không ở đây đâu; Ngài sống lại rồi.”(2) Chứa đựng trong cụm từ đơn giản đó là sự khẳng định về hai giáo lý an ủi là trọng tâm trong kế hoạch hạnh phúc của Cha Thiên Thượng: thứ nhất, Chúa Giê Su Ky Tô là Đấng được phục sinh và hằng sống; và thứ hai, vì Ngài hằng sống, nên tất cả chúng ta sẽ được phục sinh và sống lại lần nữa.

 

Trong suốt giáo vụ của Ngài, Chúa Giê Su đã giảng dạy những môn đồ của Ngài rằng Ngài sẽ bị giết và sống lại vào ngày thứ ba.(3) Mặc dù họ đã nghe lời giảng dạy đó, nhưng cũng khó cho một số môn đồ để nhận thức được sự thật về sự phục sinh của Ngài. Họ đã nhìn thấy Chúa Giê Su chữa lành người bệnh và cứu sống người chết, nhưng rồi tất cả dường như kết thúc không có hậu. Ngài bị đóng đinh. Ngài đã mất rồi.

 

Kể cả sau khi nghe chứng ngôn của những vị sứ đồ khác, rằng họ đã thấy Đấng Ky Tô hằng sống, Thô Ma đã không tin cho đến khi ông nhìn thấy Đấng Cứu Rỗi và cảm nhận những dấu đinh trên tay và sườn của Ngài. Chúa Giê Su, để ý rằng Thô Ma tin bởi vì ông đã nhìn thấy, đã phán: “Phước cho những kẻ chẳng từng thấy mà đã tin vậy.”(4)

Khi tôi tham dự những lễ tang, tôi thấy trên mặt của những người thân yêu nỗi đau buồn và thương tiếc mà họ cảm thấy một cách sâu sắc cho sự qua đời của một người mà họ rất thương yêu. Dù sao, cùng lúc đó, tôi cũng biết ơn để nhìn thấy niềm hy vọng của những người hiểu và tin vào kế hoạch hạnh phúc. Ở những người tin tưởng vào sự thật của sự phục sinh, những người thực sự tin rằng Đấng Ky Tô đã vượt qua cái chết, thì có sự bình an. Họ biết sự chia cách khỏi những người thân yêu mà dường như rất khó khăn để chịu đựng chỉ là tạm thời mà thôi.

 

Đức tin nơi Cha Thiên Thượng và Vị Nam Tử của Ngài, Chúa Giê Su Ky Tô, và nơi tình yêu thương vô hạn và những lời hứa chắc chắn của hai Ngài, ban cho chúng ta sức mạnh để tiến về phía trước trong những lúc gặp nghịch cảnh. Trong tháng này, khi chúng ta kỷ niệm sự phục sinh và sự chuộc tội của Đấng Cứu Rỗi của chúng ta, Chúa Giê Su Ky Tô, cầu mong cho chúng ta có đức tin nơi hành động vô song của tình yêu thương đó. Cầu mong cho chúng ta tìm thấy niềm an ủi trong sự hiểu biết rằng Ngài hiến dâng mạng sống của mình và lấy lại nó lần nữa. Cầu mong cho tất cả chúng ta tin tưởng nơi sự phục sinh đã hứa và nơi quyền năng chữa lành, thanh tẩy của sự chuộc tội dành cho những người hối cải.

 

Tôi thêm chứng ngôn của mình vào chứng ngôn của Tiên Tri Joseph Smith: “Và giờ đây, sau bao nhiêu chứng ngôn mà đã được nói về Ngài, thì đây là chứng ngôn, gần đây nhất trong tất cả các chứng ngôn, mà chúng tôi nói về Ngài: Rằng Ngài hằng sống!”(5) Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn cùng với những vị sứ đồ tại thế, là những người đã phát biểu: “Chúng tôi xin tạ ơn Thượng Đế cho món quà độc nhất vô nhị của Vị Nam Tử Thiêng Liêng của Ngài.”(6)

 

 


Ghi chú

1 2 Nê Phi 9:10

2 Ma Thi Ơ 28:6

3 Xin xem Ma Thi Ơ 16:21, Giăng 10:17

4 Xin xem Giăng 20:19-29

5 Giáo Lý và Giao Ước 76:22

6 “Đấng Ky Tô Hằng Sống”