Sứ Điệp của Lãnh Đạo Giáo Vùng Châu Á (tháng mười 2023)

Cách Thức Chuẩn Bị cho Các Phước Lành Trọn Đời qua Các Giao Ước Đền Thờ

Điều thực sự quan trọng là làm cách nào chúng ta tôn trọng các giao ước đó và duy trì các phước lành đền thờ kèm theo đó trong suốt cuộc sống của chúng ta.

Anh Cả Suchat Chaichana
Anh Cả Suchat Chaichana Thuộc Nhóm Túc Số Thầy Bảy Mươi

Tôi vẫn còn nhớ khi còn trẻ và vừa được báp têm, cũng như có cơ hội gặp Anh Cả Gordon B. Hinckley vào đầu năm 1976. Ngay lúc đó, ông ấy đã nhìn thẳng vào mắt tôi và tiên tri rằng tôi sẽ kết hôn và được gắn bó trong Ngôi Nhà của Chúa. Tại thời điểm ấy, điều này dường như không thể vì chúng tôi không có đền thờ trong khu vực của mình. Tuy nhiên, sau khi thực hành đức tin và làm việc chăm chỉ trong nhiều năm, cuối cùng tôi cũng đã tiết kiệm đủ tiền để đưa vợ và con gái nhỏ của tôi đi làm lễ gắn bó tại Đền Thờ Manila Philippines vào cuối năm 1984. Mất tám năm để điều này xảy ra.


Sau khi tiếp nhận các giáo lễ và lập các giao ước với Thượng Đế, tôi nhận ra rằng tám năm không phải là một khoảng thời gian quá dài và điều đó hoàn toàn xứng đáng cho sự chờ đợi và nỗ lực. Thử thách tiếp theo chính là làm thế nào tôi có thể giữ những phước lành đó suốt cả cuộc đời mình.


Trong 39 năm kể từ khi tôi tiếp nhận các giáo lễ đền thờ và được gắn bó cùng gia đình mình, tôi đã học được nhiều điều giúp tôi chuẩn bị cho các phước lành trọn đời từ các giao ước đền thờ. Đây là những lời khuyên của tôi:


“Những người hiểu được các phước lành vĩnh cửu đến từ đền thờ đều biết rằng không có một sự hy sinh nào quá lớn lao, không có một cái giá nào quá cao, không có nỗi vất vả nào quá khó khăn để nhận được các phước lành đó.”

Thomas S. Monson
  1. Mời gọi Đức Thánh Linh vào trong cuộc sống và gia đình chúng ta một cách tối đa. (xin xem Henry B. Eyring, “Gia Đình trong Giao Ước,” Ensign hoặc Liahona, tháng Tư năm 2012, trang 62)
  2. Với những người cha, hãy thực hiện các bổn phận của mình khi là người trưởng gia đình; Những người mẹ hãy hỗ trợ mạnh mẽ. “Chính là ý muốn của Chúa để củng cố và bảo tồn đơn vị gia đình. Chúng tôi khẩn cầu với những người cha nên nắm lấy vị trí hợp thức của mình với tư cách là người chủ tọa trong gia đình. Chúng tôi yêu cầu những người mẹ nên tán trợ và hỗ trợ chồng của mình và nêu gương cho con cái của mình.” (Joseph Fielding Smith, “Counsel to the Saints and to the World,” Ensign, tháng Bảy 1972, trang 27)
  3. Hãy yêu cầu toàn thể gia đình phải yêu thương lẫn nhau. 'Theo một ý nghĩa vĩnh cửu, thì sự cứu rỗi là một trách nhiệm đối với gia đình. ... Quan trọng hơn hết, con cái cần phải biết và cảm thấy rằng chúng được yêu thương, được muốn có và được biết ơn. Chúng cần phải thường xuyên được đảm bảo về điều đó. Hiển nhiên, đây là vai trò mà cha mẹ nên làm tròn, và thông thường người mẹ có thể làm điều đó hữu hiệu nhất.” (Ezra Taft Benson, “Salvation—a Family Affair,” Ensign, tháng Bảy năm 1992, trang 2, 4).
  4. Khi các ước muốn thuộc linh của chúng ta gia tăng, chúng ta sẽ trở nên tự lực về mặt thuộc linh. Khi đó, chúng ta có thể giúp đỡ những người khác,  chính chúng ta, và gia đình của chúng ta gia tăng ước muốn của mình để noi theo Đấng Cứu Rỗi và sống theo phúc âm của Ngài. Vị tiên tri An Ma đã dạy rằng, “ngay cả nếu các người không thể làm gì khác hơn là muốn tin, thì xin hãy để cho sự mong muốn này tác động trong các người” (An Ma 32:27).
  5. Đến nhà thờ hàng tuần và tham dự lễ Tiệc Thánh. 'Để dự phần Tiệc Thánh một cách xứng đáng, chúng ta nhớ rằng chúng ta đang tái lập giao ước mình tại phép báp têm. Để Tiệc Thánh sẽ là một kinh nghiệm thanh tẩy phần thuộc linh mỗi tuần, chúng ta cần phải tự chuẩn bị trước khi dự lễ Tiệc Thánh.” (Robert D. Hales, “Tỉnh Ngộ: Lễ Tiệc Thánh, Đền Thờ và Hy Sinh qua Sự Phục Vụ”, Ensign, tháng Năm 2012, trang 34)
Cách Thức Chuẩn Bị cho Các Phước Lành Trọn Đời qua Các Giao Ước Đền Thờ
  1. Hãy giữ một giấy giới thiệu đền thờ còn thời hạn và đặt ra các mục tiêu, và đặc biệt chuẩn bị bản thân để quay trở lại đền thờ một cách thường xuyên nhất. Các tiêu chuẩn cho người nắm giữ giấy giới thiệu vào đền thờ là gì? Tác giả sách Thi Thiên nhắc nhở chúng ta rằng:”Ai sẽ được lên núi Đức Giê Hô Va? Ai sẽ được đứng nổi trong nơi thánh của Ngài? Ấy là người có tay trong sạch và lòng thanh khiết” (Thi Thiên 24: 3-4)
  2. Hy sinh và phục vụ. Trong Đại Hội Trung Ương tháng Tư năm 2011, Chủ Tịch Thomas S. Monson đã chia sẻ một ví dụ về sự hy sinh liên quan đến sự phục vụ trong đền thờ. Một người cha Thánh Hữu Ngày Sau trung tín ở trên một hòn đảo hẻo lánh trong vùng Thái Bình Dương đã làm việc ở một nơi rất xa xôi trong sáu năm nhằm kiếm đủ số tiền cần thiết để đưa vợ và 10 đứa con đi làm lễ gắn bó cho thời vĩnh cửu trong Đền Thờ New Zealand. Chủ Tịch Monson giải thích, “Những người hiểu được các phước lành vĩnh cửu đến từ đền thờ đều biết rằng không có một sự hy sinh nào quá lớn lao, không có một cái giá nào quá cao, không có nỗi vất vả nào quá khó khăn để nhận được các phước lành đó.” (Thomas S. Monson, “Đền Thờ Thánh—Ngọn Hải Đăng cho Thế Gian,” Liahona and Ensign, tháng Năm 2011, trang 91–92)

Hiện nay, chúng ta đã có một đền thờ ở Thái Lan và sắp tới sẽ có nhiều đền thờ khác trên nhiều quốc gia tại châu Á. Chúng ta không còn cần phải chờ đợi lâu để tiếp nhận các giáo lễ đền thờ và lập các giao ước với Thượng Đế. Tuy nhiên, việc chúng ta chờ đợi trong bao lâu không quan trọng. Điều thực sự quan trọng là làm cách nào chúng ta tôn trọng các giao ước đó và duy trì các phước lành đền thờ kèm theo đó trong suốt cuộc sống của chúng ta.