Sứ Điệp của Lãnh Đạo Giáo Vùng Châu Á

Củng Cố Trẻ Em và Giới Trẻ

Khi trẻ em học cách tự mình lựa chọn theo sự hướng dẫn của cha mẹ và các vị lãnh đạo Giáo Hội thì các em bắt đầu hình thành một mẫu mực trong những năm đầu đời của mình. Mặc dù sống trong một thế giới phức tạp hơn bao giờ hết, nhưng các em có thể học cách đưa ra quyết định dựa trên tấm gương của Đấng Cứu Rỗi.

Anh Cả Stephen Chee Kong Lai
Anh Cả Stephen Chee Kong Lai Thuộc Nhóm Túc Số Thầy Bảy Mươi

Đây thực sự là một thời gian phấn khởi cho các tín hữu của Giáo Hội Các Thánh Hữu Ngày Sau của Chúa Giê Su Ky Tô. Chúng ta chứng kiến một loạt những mặc khải liên tục được tiếp nhận, thảo luận và xác nhận bởi các vị tiên tri, tiên kiến và mặc khải để thúc đẩy công việc cứu rỗi của Chúa ở cả hai bên bức màn che. Chúng ta cần gấp rút trong việc giúp đỡ thế hệ đang vươn lên tiến bước và đi lên để chuẩn bị cho các nhiệm vụ được tiền sắc phong cho các em trên thế gian.

Một trong những thay đổi quan trọng đối với các chương trình dành cho trẻ em và giới trẻ là quyền tự chủ được trao cho những người trẻ tuổi của chúng ta để theo đuổi các mục tiêu được thiết kế riêng để noi theo Chúa Giê Su, là Đấng “khôn ngoan càng thêm, thân hình càng lớn, càng được đẹp lòng Đức Chúa Trời và người ta.”1 Đấng Cứu Rỗi là mẫu mực hoàn hảo của mọi sự ngay chính. Việc lắng nghe và noi theo Chúa Giê Su là cách duy nhất để trở về nơi hiện diện của Cha Thiên Thượng. Khi trẻ em học cách tự mình lựa chọn theo sự hướng dẫn của cha mẹ và các vị lãnh đạo Giáo Hội thì các em bắt đầu hình thành một mẫu mực trong những năm đầu đời của mình. Mặc dù sống trong một thế giới phức tạp hơn bao giờ hết, nhưng các em có thể học cách đưa ra quyết định dựa trên tấm gương của Đấng Cứu Rỗi.   

Các bậc cha mẹ sẽ luôn là nguồn động lực và trợ giúp đầu tiên cho những thành tích của con cái họ. Điều quan trọng đặc biệt này được dạy từ xưa bởi các vị tiên tri ngày sau mà vẫn tiếp tục cho đến ngày nay:

“… việc học hỏi phúc âm, đặc ân được phục vụ, sự phát triển cá nhân, và các sinh hoạt thú vị. Nỗ lực này bắt đầu từ trong nhà. Cha mẹ có bổn phận thiêng liêng là nuôi nấng con cái mình trong ánh sáng và lẽ thật. Các vị lãnh đạo Giáo Hội đưa ra sự hỗ trợ và hướng dẫn quý báu cho trẻ em, giới trẻ và gia đình của các em.”2

Các bậc cha mẹ được hỗ trợ trong vai trò quan trọng của họ bởi giới lãnh đạo chức tư tế:

“…trong mỗi tiểu giáo khu [hoặc chi nhánh], đạo quân trẻ tuổi của Chúa được dẫn dắt bởi một vị giám trợ, là một tôi tớ tận tụy của Thượng Đế. Trách nhiệm đầu tiên và quan trọng nhất của ông là chăm lo cho các thiếu niên và thiếu nữ trong tiểu giáo khu của mình. Vị giám trợ và các cố vấn của ông hướng dẫn công việc của các nhóm túc số Chức Tư Tế A Rôn và các lớp học Hội Thiếu Nữ trong tiểu giáo khu [hoặc chi nhánh] của họ.”3

Củng Cố Trẻ Em và Giới Trẻ

Thông qua nỗ lực chung này của 1) việc thiết lập mục tiêu cá nhân, 2) sự hướng dẫn của cha mẹ và 3) giới lãnh đạo chức tư tế, trẻ em và giới trẻ của chúng ta sẽ trải nghiệm nhiều thành công hơn nữa khi các em tiến triển theo con đường giao ước của Chúa.

 Có rất nhiều mục tiêu xứng đáng mà trẻ em và giới trẻ có thể đặt ra và theo đuổi cho chính mình. Nhưng một trong những mục tiêu lớn nhất của các em, mà sẽ có ý nghĩa thuộc linh sâu sắc trong cuộc sống của các em, là sẽ sống và hội đủ điều kiện cho một giấy giới thiệu đi đền thờ có hiệu lực. Thật là một phước lành lớn lao khi biết rằng “các em thiếu nữ và thiếu niên niên được sắc phong sẽ có đủ điều kiện cho một giấy giới thiệu đi đền thờ sử dụng có giới hạn bắt đầu vào tháng Một của năm các em bước sang tuổi 12.”4 Các em có thể vào Nhà của Chúa để thực hiện các giáo lễ thay cho những người họ hàng đã mất của các em. Bằng cách thực hiện các giáo lễ của đền thờ, các em sẽ cảm thấy rằng mình đang góp sức với Đấng Cứu Rỗi như lời tiên tri thời xưa, “…sẽ có các kẻ giải cứu lên trên núi Si Ôn.”5 Các em cũng có thể trông chờ vào ngày mà các em sẽ nhận được lễ thiên ân của chính mình sau khi nhận được sự kêu gọi đi truyền giáo từ vị tiên tri hằng sống. Rồi giúp quy tụ Y Sơ Ra Ên trong các giáo lễ đền thờ trong suốt cuộc đời của các em.

Bất cứ khi nào các em làm bất cứ điều gì để giúp bất cứ ai—ở cả hai bên bức màn che— tiến một bước đến việc lập giao ước với Thượng Đế và tiếp nhận các giáo lễ báp têm và đền thờ thiết yếu của họ, thì tức là các em đang giúp quy tụ Y Sơ Ra Ên. Chỉ đơn giản vậy thôi.”6

“Bất cứ ai” bao gồm chính các em, những người họ hàng đã mất của các em và bất cứ người nào khác hiện đang sống.

Ngay cả khi không có đền thờ ở quốc gia của các em, nhưng giới trẻ của chúng ta có thể biết rằng việc nhận được giấy giới thiệu đi đền thờ là một cách để “Nghe Lời Ngài!”7 Đó sẽ là một lời nhắc nhở các em rằng nghe lời Ngài là sống một cuộc sống đức hạnh, như một phần trong giao ước báp têm thiêng liêng của các em.

Ai sẽ được lên núi Đức Giê Hô Va? Ai sẽ được đứng nổi trong nơi thánh của Ngài? “Ấy là người có tay trong sạch và lòng thanh khiết…”8


“Đối với tôi, dường như sẽ là một điều tốt nếu mỗi cặp cha mẹ sẽ có trong mỗi phòng ngủ ở nhà họ một bức tranh về đền thờ để đứa trẻ từ khi còn ấu thơ có thể nhìn vào bức tranh mỗi ngày và nó trở thành một phần của cuộc đời đứa trẻ. Khi đứa trẻ đến tuổi mà nó cần đưa ra quyết định rất quan trọng này, thì quyết định đó đã rõ ràng rồi.”

The Teachings of Spencer W Kimball (1982), trang 301

Một cách để củng cố tầm quan trọng của việc đặt Đấng Ky Tô làm trọng tâm trong cuộc sống của các em qua việc thờ phượng trong đền thờ là tuân theo lời khuyên của Chủ Tịch Spencer W. Kimball.

“Đối với tôi, dường như sẽ là một điều tốt nếu mỗi cặp cha mẹ sẽ có trong mỗi phòng ngủ ở nhà họ một bức tranh về đền thờ để đứa trẻ từ khi còn ấu thơ có thể nhìn vào bức tranh mỗi ngày và nó trở thành một phần của cuộc đời đứa trẻ. Khi đứa trẻ đến tuổi mà nó cần đưa ra quyết định rất quan trọng này, thì quyết định đó đã rõ ràng rồi.”9

Là các bậc cha mẹ và những người lãnh đạo, chúng ta có trách nhiệm đạo đức đối với sự an lạc của thế hệ đang vươn lên. Chúng ta cần phải hỗ trợ các em gia tăng, phát triển và hoàn thành các nhiệm vụ đã được tiền sắc phong. Tuy nhiên, trước tiên chúng ta cần phải sống cuộc sống xứng đáng và có giấy giới thiệu đi đền thờ có hiệu lực. Chỉ khi đó, chúng ta mới có thể giảng dạy các em với quyền năng và thẩm quyền của Thượng Đế”10 rằng Đấng Ky Tô thực sự là trọng tâm trong cuộc sống của chúng ta. Việc nhấn mạnh rằng sự thờ phượng trong đền thờ giữ con mắt chúng ta chỉ hướng về vinh quang của Ngài, và đón nhận những lời giảng dạy của Đấng Ky Tô, “… dẫu bằng chính tiếng nói của ta hoặc bằng tiếng nói của các tôi tớ ta…”11 trong tấm lòng và tâm trí của chúng ta.

“Và họ dựng lều chung quanh đền thờ, và mọi người đều hướng cửa lều của mình về phía đền thờ, để họ có thể ở trong lều của mình mà nghe được những lời vua Bên Gia Min ngỏ cùng họ.”12

 

Tài liệu tham khảo

1.     Lu Ca 2:25

2.     Foreword by The First Presidency and Quorum of the Twelve Apostles in Children and Youth of The Church of Jesus Christ of Latter-day Saints—An Introductory Guide for Parents and Leaders.  Lời nói đầu của Đệ Nhất Chủ Tịch Đoàn và Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ trong tài liệu Trẻ Em và Giới Trẻ của Giáo Hội Các Thánh Hữu Ngày Sau của Chúa Giê Su Ky Tô—Một Hướng Dẫn Giới Thiệu cho Các Bậc Cha Mẹ và Người Lãnh Đạo.

3.     Chủ Tịch Russell M. Nelson, “Các Nhân Chứng, Các Nhóm Túc Số Chức Tư Tế A Rôn, và Các Lớp Học Hội Thiếu Nữ,” Đại Hội Trung Ương tháng Mười năm 2019.  

4.     Thư của Đệ Nhất Chủ Tịch Đoàn gửi toàn thể Giáo Hội, “Age-Group Progression for Children and Youth,” (Sự Tiến Triển theo Nhóm Tuổi cho Thiếu Nhi và Giới Trẻ,) ngày 14 tháng Mười Hai năm 2018 

5.     Áp Đia 1:21

6.     Chủ Tịch Russell M. Nelson, “Niềm Hy Vọng của Y Sơ Ra Ên,” Buổi Họp Đặc Biệt Devotional Toàn Cầu dành cho Giới Trẻ, ngày 3 tháng Sáu năm 2018.

7.     Joseph Smith—Lịch Sử 1:17.

8.     Thi Thiên 24:3-4

9.     The Teachings of Spencer W Kimball (1982), trang 301.

10.   An Ma 17:3

11.   GLGƯ 1:38

12.   Mô Si A 2:6