Sứ Điệp của Lãnh Đạo Giáo Vùng Châu Á

Việc Học Hỏi Phúc Âm Đặt Trọng Tâm Vào Mái Gia Đình và Được Giáo Hội Hỗ Trợ

Chủ Tịch Russell M. Nelson đã giải thích rằng: “kẻ nghịch thù đang gia tăng nhanh gấp bội cuộc tấn công của nó vào đức tin, vào chúng ta và gia đình chúng ta. Để sống còn về mặt thuộc linh, chúng ta cần các chiến lược phản công và các kế hoạch chủ động.”

Anh Cả Fook Chuen (Zeno) Chow
Anh Cả Fook Chuen (Zeno) Chow

Kể từtháng Một năm 2019, chúng ta đã được hướng dẫn để tập trung vào việc học hỏi phúc âm đặt trọng tâm vào mái gia đình và được Giáo Hội hỗ trợ.

Khi thông báo này được đưa ra lần đầu tiên vào tháng Mười năm ngoái, sự tập trung ban đầu là vào việc “đi nhà thờ trong 2 tiếng.” Trong khi rất nhiều tín hữu chào đón sự thay đổi này, một số khác bày tỏ sự thất vọng vì “ít thời gian ở nhà thờ hơn”. Khi đi nhà thờ, chúng ta có thể cảm nhận được Thánh Linh trong lúc thờ phượng, là điều giữ cho chúng ta khỏi tì vết của thế gian. Một vài tín hữu đã miêu tả sự thờ phượng ngày Sa Bát như là một cách để hồi phục phần thuộc linh của mình, để chúng ta có thể vượt qua được các thử thách của thế gian. Tuy nhiên khi thử thách của thế gian ngày càng nhiều, việc chúng ta chỉ phục hồi phần thuộc linh của mình mỗi tuần một lần vẫn sẽ không đủ. Chúng ta cần tích cực tìm kiếm cách để phục hồi phần thuộc linh thường xuyên hơn.

Chủ Tịch Russell M. Nelson đã giải thích rằng: “kẻ nghịch thù đang gia tăng nhanh gấp bội cuộc tấn công của nó vào đức tin, vào chúng ta và gia đình chúng ta. Để sống còn về mặt thuộc linh, chúng ta cần các chiến lược phản công và các kế hoạch chủ động.”2Rõ ràng rằng, sự soi dẫn mới này là “một kế hoạch chủ động” yêu cầu chúng ta phải hành động, thay vì bị tác động.3

Chủ Tịch Nelson đã dạy rằng: “Là các Thánh Hữu Ngày Sau, chúng ta đã trở nên quen thuộc với ý nghĩ về ‘nhà thờ’ như một điều gì đó chỉ xảy ra trong các nhà hội của chúng ta, được hỗ trợ bởi những gì xảy ra ở nhà. Chúng ta cần một sự điều chỉnh cho mẫu mực này. Đây là lúc phải có Giáo Hội đặt mái gia đình làm trọng tâm, được hỗ trợ bởi những gì diễn ra bên trong các tòa nhà chi nhánh, tiểu giáo khu, và giáo khu của chúng ta.”2

Đề cập đến “sự hỗ trợ của Giáo Hội”, phản ứng đầu tiên của tôi là làm thế nào để đảm bảo rằng các tín hữu sử dụng hiệu quả một tiếng đồng hồ dư ra mỗi ngày Chủ Nhật để học hỏi phúc âm. Tuy nhiên, Anh Cả Quentin L. Cook đã nhắc nhở chúng ta để “hội ý với nhau và tìm kiếm sự mặc khải để áp dụng những điều chỉnh này—trong khi không nhìn xa quá điểm nhắm hoặc tạo ra nhiều áp lực khắt khe cho các cá nhân và gia đình.”4


hội ý với nhau và tìm kiếm sự mặc khải để áp dụng những điều chỉnh này—trong khi không nhìn xa quá điểm nhắm hoặc tạo ra nhiều áp lực khắt khe cho các cá nhân và gia đình.

Anh Cả Quentin L. Cook

Các thành viên trong gia đình nên bàn bạc cùng nhau để tìm ra cách làm tốt nhất tùy theo hoàn cảnh của riêng họ. Đối với anh chị em độc thân, hoặc không phải mọi người trong nhà đều là tín hữu, hoặc sống xa gia đình, Chúa đã chuẩn bị một cách để anh chị em vui hưởng các phước lành đến từ việc học hỏi phúc âm đặt trong tâm vào gia đình.

Khi chúng ta học hỏi phúc âm đặt trong tâm vào mái gia đình, lời khuyên sau đây sẽ vô cùng hữu ích: “Khi học hỏi phúc âm, chúng ta không chỉ tìm kiếm thông tin mới mẻ; mà chúng ta muốn trở nên một “người dựng nên mới.”5“Điều này có nghĩa là tin cậy vào Đấng Ky Tô để thay đổi tấm lòng, quan điểm, hành động, và cả bản chất của chúng ta …. Sự Cải Đạo Thực Sự đòi hỏi phải có ảnh hưởng của Đức Thánh Linh.”6

Vì mục tiêu là sự cải đạo thực sự, và ảnh hưởng của Đức Thánh Linh là vô cùng quan trọng, chúng ta không nên tập trung quá nhiều vào số lượng hay tốc độ của việc học phúc âm ở nhà. Những nỗ lực nên tập trung vào sự hiểu biết, chứng ngôn, và các kinh nghiệm thuộc linh của chúng ta; ghi chép lại những gì chúng ta học được; áp dụng nó vào cuộc sống của mình; tích cực tham gia vào các hoạt động mời gọi sự hiện diện của Đức Thánh Linh.

Thật đáng khen ngợi để đạt được thêm sự hiểu biết về phúc âm; hiểu rõ thánh thư hơn; và cảm kích hơn về những lời giảng dạy, tình yêu thương, tấm gương, và sự hy sinh của Chúa và Đấng Cứu Rỗi của chúng ta. Tuy nhiên, quan trọng hơn nữa là chúng ta cần phát triển những truyền thống và thói quen ngay chính trong gia đình cùng những người thân yêu của mình và bắt đầu việc học phúc âm trong nhà.

Việc Học Hỏi Phúc Âm Đặt Trọng Tâm Vào Mái Gia Đình và Được Giáo Hội Hỗ Trợ

Anh Cả David A. Bednar đã giải thích rằng “quyền năng trong phúc âm của Đấng Cứu Rỗi để biến đổi và ban phước chúng ta sẽ đến từ việc nhận ra và áp dụng những mối tương quan trong giáo lý, nguyên tắc và lối thực hành phúc âm. Chỉ khi chúng ta hội hiệp muôn vật lại trong Đấng Ky Tô, kiên quyết tập trung vào Ngài, thì các lẽ thật phúc âm mới có thể cùng hiệp lại giúp chúng ta trở thành con người mà Thượng Đế muốn chúng ta trở thành và dũng cảm chịu đựng đến cùng.”7

“Thượng Đế đã mặc khải một mẫu mực cho sự tiến triển về mặt thuộc linh cho các cá nhân và gia đình thông qua các giáo lễ, lời giảng dạy, chương trình, và những sinh hoạt đặt trọng tâm vào gia đình và được Giáo Hội hỗ trợ. Các tổ chức và chương trình của Giáo Hội tồn tại để ban phước cho các cá nhân và gia đình chứ không phải tồn tại vì lợi ích riêng của chúng.”8

Khi chúng ta sử dụng đức tin và tiến bộ trongviệc học hỏi phúc âm ở nhà, Đấng Cứu Rỗi sẽ ban phước chúng ta với sự hiểu biết gia tăng, tình yêu thương nhiều hơndành cho các thành viên trong gia đình, sức mạnhvững vàngđể đối mặt vớicác thử thách hằng ngày, và mái nhà tràn đầy niềm vui cùng sự an bình. Tôi biết rằng những sự hướng dẫn mới này đến từ Thượng Đế xuất phát từ tình yêu thương lớn lao của Ngài cho chúng ta. Trong tôn danh của Chúa và Đấng Cứu Rỗi của chúng ta, chính là Chúa Giê Su Ky Tô. AMen.

______________________________________

GHI CHÚ:

1 xem thêm GLGƯ 59:9

2 Russell M. Nelson,Lời Mở Đầu, Đại Hội Trung Ương, tháng Mười năm 2018

3 xem thêm 2 Nê Phi2:14

4 Quentin L. Cook, “Sự Cải Đạo Sâu Đậmvà Lâu Dài theoCha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô',Đại Hội Trung Ương, tháng Mười năm 2018

5 xem thêm 2 Cô Rinh Tô5:17

6 “Sự Cải Đạo là Mục Tiêu của Chúng Ta', Come, Follow Me -- For Individuals and Families

7 David A. Bednar, “Hội Hiệp Muôn Vật Lại trong Đấng Ky Tô”, Đại Hội Trung Ương, tháng Mười năm 2018

8 Sách Hướng Dẫn2: Điều Hành Giáo Hội(năm 2010), 1.4)