Những Điểm Nổi Bật từ Đại Hội Trung Ương Tháng Mười năm 2020

2020 April General Conference Highlights

Vào ngày 3 và 4 tháng Mười, các tín hữu của Giáo Hội Các Thánh Hữu Ngày Sau của Chúa Giê Su Ky Tô đã quy tụ trực tuyến trên toàn cầu để xem phát sóng trực tiếp một đại hội mang tính lịch sử, Đại Hội Trung Ương Bán Niên Kỳ Thứ 190.

 

Trong kỳ Đại Hội này, 34 sứ điệp đã được chia sẻ với Các Thánh Hữu Ngày Sau và những người khác trên toàn thế giới. Đệ Nhất Chủ Tịch Đoàn, Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ, và các vị lãnh đạo Giáo Hội đã chia sẻ những sứ điệp trong năm phiên họp. Những sứ điệp chính yếu của họ khuyến khích chúng ta tập trung cuộc sống của mình vào Đấng Cứu Rỗi của chúng ta, Chúa Giê Su Ky Tô; để cho ước muốn của Thượng Đế ngự trị trong cuộc sống của chúng ta, tập trung vào những lời hứa của Đấng Ky Tô với những người trung tín, có “mắt để nhận thấy” bàn tay của Thượng Đế trong cuộc sống của chúng ta, nhận biết được danh tính thiêng liêng của chúng ta, và để nhận thấy những nhu cầu của con cái của Thượng Đế xung quanh chúng ta như Đấng Ky Tô sẽ làm, phát triển các thuộc tính manh tính thiên tính của Đấng Ky Tô, tìm kiếm niềm vui trong sự phục vụ của chúng ta khi chúng ta đại diện cho Đấng Cứu Rỗi trong khi phục sự những người khác, và hân hoan trong Văn Hóa của Đâng Ky Tô đến từ kết quả từ đức tin nơi Đấng Ky Tô và sự vâng theo những lệnh truyền của Ngài.

 

Mời anh chị em tìm đọc một bản tóm tắt các câu trích dẫn trực tiếp từ những bài nói chuyện được chọn lọc bên dưới. Để biết thêm các bài nói chuyện khác hoặc đọc trọn vẹn bài nói chuyện, xin hãy truy cập churchofjesuschrist.org/general-conference. Bấm vào tiêu để để đọc hoặc tải xuống văn bản hoặc xem video.

Chủ Tịch Russell M. Nelson
1. Chủ Tịch Russell M. Nelson Chủ Tịch của Giáo Hội Các Thánh Hữu Ngày Sau của Chúa Giê Su Ky Tô

Hãy Để Cho Thượng Đế Ngự Trị

Khi các anh chị em chọn để cho Thượng Đế ngự trị trong cuộc sống của mình thì anh chị em sẽ tự mình cảm nhận rằng Thượng Đế của chúng ta là “một Thượng Đế có nhiều phép lạ.” …một trong những nghĩa bằng tiếng Hê Bơ Rơ của từ Y Sơ Ra Ên là “hãy để cho Thượng Đế ngự trị.” Như vậy, chính cái tên Y Sơ Ra Ên dùng để chỉ một người mà sẵn lòng để cho Thượng Đế ngự trị trong cuộc sống của mình. Chúa đang quy tụ những người nào chịu chọn để cho Thượng Đế là ảnh hưởng quan trọng nhất trong cuộc sống của họ. Thượng Đế không yêu chủng tộc này hơn chủng tộc khác. Giáo lý của Ngài về vấn đề này rất rõ ràng. Ngài mời tất cả mọi người đến cùng Ngài, “dù là da đen hay da trắng, nô lệ hay tự do, nam cũng như nữ.” Việc làm Thượng Đế đẹp lòng hoặc không hài lòng tùy thuộc vào lòng tận tụy của anh chị em đối với Thượng Đế và các giáo lệnh của Ngài chứ không phải vào màu da của anh chị em. Hôm nay tôi kêu gọi các tín hữu của chúng ta ở khắp mọi nơi phải dẫn đầu trong việc từ bỏ thái độ và hành động thành kiến. Tôi khẩn nài với anh chị em hãy khuyến khích sự tôn trọng đối với tất cả con cái của Thượng Đế. Câu hỏi đặt ra cho mỗi chúng ta đều giống nhau. Anh chị em có sẵn lòng để cho Thượng Đế ngự trị trong cuộc sống của mình không? Anh chị em có sẵn lòng để cho Thượng Đế là ảnh hưởng quan trọng nhất trong cuộc sống của mình không? Khi anh chị em học thánh thư của mình trong sáu tháng tới, tôi khuyến khích anh chị em nên lập một bản liệt kê về tất cả những gì Chúa đã hứa là Ngài sẽ làm cho dân Y Sơ Ra Ên giao ước. Hãy suy ngẫm về những lời hứa này. Sau đó hãy sống theo và theo dõi những lời hứa này sẽ được làm tròn trong cuộc sống của chính anh chị em.

Chị Michelle D. Craig
2. Chị Michelle D. Craig Đệ Nhất Cố Vấn trong Chủ Tịch Đoàn Trung Ương Hội Thiếu Nữ

Mắt để Nhận Thấy

 “Ê Li Sê cầu nguyện, … Đức Giê Hô Va ôi, xin mở mắt kẻ tôi tớ tôi, để nó thấy được. Đức Giê Hô Va mở mắt người ra, thì người thấy núi đầy những ngựa và xe bằng lửa ở chung quanh Ê Li Sê.” Có những khi anh chị em, giống như người tôi tớ ấy, thấy mình gặp khó khăn để hiểu được cách mà Thượng Đế đang làm việc trong cuộc sống của mình—những khi anh chị em cảm thấy bị vây hãm—lúc mà các thử thách trong cuộc sống trần thế bắt anh chị em phải quy phục. Hãy chờ đợi và tin cậy vào Thượng Đế và kỳ định của Ngài. Nhưng có một bài học thứ hai ở đây. Cầu xin Chúa mở mắt mình để nhận thấy những gì mình thường không thấy được. Nhận thấy rõ ràng việc Thượng Đế là ai và chúng ta thật sự là ai—là các con trai và con gái của cha mẹ thiên thượng với một “thiên tính và một số mệnh thiêng liêng.” Nhìn những người khác theo cách của Ngài. Chúa Giê Su Ky Tô biết từng người một, những nhu cầu của họ và con người mà họ có thể trở thành. Ngay cả trong cuộc sống bận rộn của mình, chúng ta có thể noi theo tấm gương của Chúa Giê Su và nhìn nhận người khác—những nhu cầu, đức tin, khó khăn của họ, và con người mà họ có thể trở thành. Rồi hành động bằng cách yêu thương, phục vụ, và khẳng định giá trị và tiềm năng của họ khi được thúc giục. Khi việc này trở thành một mẫu mực trong cuộc sống mình, chúng ta sẽ thấy mình trở thành “những tín đồ chân chính của … Chúa Giê Su Ky Tô.”

Anh Steven J. Lund
3. Anh Steven J. Lund Chủ Tịch Trung Ương Hội Thiếu Niên

Tìm Thấy Niềm Vui nơi Đấng Ky Tô

Đứa con trai út của chúng tôi, Tanner Christian Lund, đã mắc bệnh ung thư. Không lâu trước khi qua đời, khối u xâm chiếm vào xương của Tanner, và ngay cả với thuốc giảm đau liều cao, cháu vẫn đau đớn. Cháu hầu như không thể ra khỏi giường. Vào một buổi sáng Chủ Nhật nọ, mẹ của cháu, Kalleen,… ngạc nhiên khi thấy bằng cách nào đó Tanner đã thay quần áo và đang ngồi ở mép giường, đau đớn khổ sở để cài nút áo sơ mi. Kalleen đến ngồi cạnh cháu. Cô ấy nói: “Tanner, con có chắc là con đủ khỏe để đi nhà thờ không? Cháu nhìn chăm chăm xuống sàn. Cháu là một thầy trợ tế. Cháu có một nhóm túc số. Và cháu có một sự chỉ định. “Dạ, con phải chuyền Tiệc Thánh hôm nay.” “Chà, mẹ chắc là một người khác có thể làm việc đó giúp con mà.” Tanner nói: “Đúng vậy ạ, nhưng … con thấy cách mọi người nhìn con khi con chuyền Tiệc Thánh. Con nghĩ việc ấy giúp ích cho họ.” Khi các thầy tư tế bước đến bàn Tiệc Thánh. Cháu phải đứng dựa người vào một thầy trợ tế khác trong lúc các thầy tư tế trao khay bánh cho chúng. Tanner lê bước đến nơi mà cháu được chỉ định và vịn tay vào thành ghế cho vững khi mang Tiệc Thánh đến. Dường như mọi con mắt trong giáo đường đều nhìn cháu, dõi theo từng nỗi vất vả của cháu khi cháu thực hiện phần vụ đơn giản của mình. Bằng cách nào đó, Tanner đang cho thấy một bài giảng thầm lặng khi cháu nghiêm trang đi khập khiễng từ hàng ghế này sang hàng ghế nọ—cái đầu trọc của cháu ướt đẫm mồ hôi—để đại diện cho Đấng Cứu Rỗi theo cách của các thầy trợ tế. Cơ thể trước đây từng không dễ bị khuất phục của người thầy trợ tế này, sẵn lòng chịu đựng để phục vụ bằng cách mang những biểu tượng cho Sự Chuộc Tội của Đấng Cứu Rỗi vào cuộc sống của chúng tôi. Việc nhìn thấy cách mà cháu đã nghĩ về ý nghĩa của việc là một thầy trợ tế đã khiến cho chúng tôi cũng suy nghĩ khác đi—về lễ Tiệc Thánh, về Đấng Cứu Rỗi, và về các thầy trợ tế, thầy giảng, và thầy tư tế.  ….việc một thầy trợ tế mang các biểu tượng thiêng liêng đến cho mình, đứng đợi giống như Chúa Giê Su sẽ làm nếu Ngài ở đó, để mời cất lấy những gánh nặng và nỗi đau của chúng ta. Và cách chắc chắn nhất để tìm thấy niềm vui trong cuộc sống này là cùng với Đấng Ky Tô giúp đỡ những người khác.

 

Anh Cả William Jackson
4. Anh Cả William Jackson Thuộc Nhóm Túc Số Thầy Bảy Mươi

Văn Hóa của Đấng Ky Tô

Thế giới mà chúng ta đang sống và cùng chia sẻ với nhau thật tuyệt diệu biết bao, đây là nhà của nhiều dân tộc, ngôn ngữ, phong tục, và lịch sử đa dạng. Mặc dù văn hóa—tức là những hành vi chúng ta học hỏi được khi tiếp xúc với nền văn hóa mà chúng ta lớn lên trong đó—có thể là thế mạnh to lớn trong cuộc sống của chúng ta, thì đôi khi, cũng có thể trở thành một trở ngại đáng kể. Việc khư khư giữ lấy bản sắc văn hóa có thể dẫn đến sự chối bỏ những ý tưởng, thuộc tính, và hành vi đáng giá—thậm chí là thiêng liêng. Nhiều vấn đề trên thế giới chúng ta là hậu quả trực tiếp của những xung đột giữa những người có ý kiến và phong tục khác nhau xuất phát từ văn hóa của họ. Nhưng hầu như mọi mâu thuẫn và hỗn độn sẽ nhanh chóng biến mất nếu thế giới chỉ chấp nhận …  nền văn hóa được hình thành dựa trên những lời giảng dạy của Đấng Cứu Rỗi. Nền văn hóa này là độc nhất vô nhị. Nó mang lại sự đoàn kết thay vì gây chia rẽ. Nó chữa lành thay vì làm tổn hại. Chúng ta có trách nhiệm và chịu trách nhiệm cho bản thân mình, cho nhau, cho Giáo Hội, và cho thế giới của mình. Lòng bác ái, sự chăm sóc thật sự giống như Đấng Ky Tô, là nền tảng của văn hóa này. Đó là một nền văn hóa học hỏi và nghiên cứu, của đức tin và sự vâng lời. Những điều này giúp phát triển tính tự chủ. Đó là một nền văn hóa cầu nguyện, của các giao ước và giáo lễ, các tiêu chuẩn đạo đức cao, tính hy sinh, sự tha thứ và hối cải, và việc chăm sóc cho đền thờ của cơ thể chúng ta. Đó là một nền văn hóa được điều hành bởi chức tư tế… Nó gây dựng và cho phép các cá nhân trở thành những công dân, người cha, người mẹ, người lãnh đạo, và người bạn đồng hành tốt hơn—và nó thánh hóa ngôi nhà của chúng ta. Thật vậy, tất cả chúng ta có thể gìn giữ những gì tốt đẹp nhất trong văn hóa riêng của mình trên thế gian mà vẫn tham gia trọn vẹn vào nền văn hóa lâu đời hơn hết thảy—nền văn hóa nguyên thủy, tột bậc, vĩnh cửu đến từ phúc âm của Chúa Giê Su Ky Tô.

Chủ Tịch Dallin H. Oaks
5. Chủ Tịch Dallin H. Oaks Đệ Nhất Cố Vấn trong Đệ Nhất Chủ Tịch Đoàn

Hãy Yêu Kẻ Thù Nghịch Mình

Sau đây là một trong những lời dạy có lẽ được biết đến nhiều nhất của Đấng Cứu Rỗi nhưng rất hiếm được thực hành: “Các ngươi có nghe lời phán rằng: Hãy yêu người lân cận, và hãy ghét kẻ thù nghịch mình. Song ta nói cùng các ngươi rằng: Hãy yêu kẻ thù nghịch, và cầu nguyện cho kẻ bắt bớ các ngươi” (Ma Thi Ơ 5:43–44). Đây thật là những lời dạy mang tính cách mạng cho các mối quan hệ cá nhân và chính trị! Nhưng đó vẫn là điều mà Đấng Cứu Rỗi truyền lệnh. Chúng ta đọc trong Sách Mặc Môn: “Vì quả thật, quả thật, ta nói cho các ngươi hay, kẻ nào còn tinh thần tranh chấp thì kẻ đó không thuộc về ta mà thuộc về quỷ dữ, vì quỷ dữ là cha của sự tranh chấp, nó khích động trái tim loài người để họ tức giận tranh chấp lẫn nhau” (3 Nê Phi 11:29). … với tư cách là các tín đồ của Đấng Ky Tô, chúng ta cần phải bỏ qua cơn tức giận và thù hận khi tranh luận hoặc lên án những sự lựa chọn về chính trị trong nhiều bối cảnh. Đó cũng là điều hữu ích nếu chúng ta thậm chí còn sẵn lòng học hỏi từ [kẻ thủ nghịch mình]. … chúng ta nên cố gắng tìm hiểu về họ. Trong vô số trường hợp, sự nghi ngờ hoặc thậm chí thù địch của những người lạ nhường chỗ cho tình bạn hoặc thậm chí tình yêu thương khi những mối tiếp xúc cá nhân tạo ra sự thông cảm và tôn trọng lẫn nhau. Tiên Tri Joseph Smith đã dạy rằng “có một câu ngạn ngữ lâu đời là tình yêu thương sinh ra tình yêu thương. Chúng ta hãy tuôn trút tình yêu thương—cho thấy lòng nhân từ của mình với tất cả nhân loại.” Và Chủ Tịch Russell M. Nelson đã khuyên nhủ chúng ta hãy “mở rộng tình yêu thương đến với tất cả gia đình nhân loại.”